Top 10 Sân bay sáng tạo và độc đáo nhất Thế giới

18-10-2021 0 0 0

Do nhu cầu vận tải hàng không ngày càng lớn trên thế giới nên các quốc gia rất chú trọng vào đầu tư xây dựng các sân bay quốc tế để phục vụ vận tải hành khách và hàng hóa. Bên cạnh sự quan tâm về năng suất vận tải và sức chứa hành khách, hàng hóa thì rất nhiều quốc gia chú trọng đến thiết kế sân bay cũng như ứng dụng các công nghệ hiện đại cùng các dịch vụ độc đáo, mới lạ ở các sân bay. Hãy cùng theo dõi các sân bay sáng tạo và độc đáo nhất thế giới dưới đây bạn sẽ hiểu được tại sao những sân bay này luôn mang đến sự thoải mái và hài lòng với hành khách bằng việc thu hút hàng chục triệu lượt người sử dụng dịch vụ mỗi năm.

12345678910
1

Sân bay quốc tế JFK, New York, Mỹ

Đầu mùa hè năm 2016, công ty kiến trúc Gensler - nơi sở hữu rất nhiều các công trình sân bay ấn tượng đã tham gia vào việc thiết kế và xây dựng một công viên trên mái của nhà ga JetBlue ở sân bay quốc tế JFK. Ấn tượng đầu tiên của hành khách là màu xanh mướt của sân bay này, sau những giờ bay căng thẳng đây chính là nơi quá cảnh tuyệt vời và thư giãn. Trước đây khi công viên chưa được xây dựng thì hành khách và thú cưng phải đi qua cửa an ninh mới có thể vào phòng tắm được. Nhưng hiện nay họ có thể đi trên mái nhà xanh mát để tới luôn phòng tắm. Gần đây ở nhà ga JetBlue cũng đã được mở thêm một trang trại nuôi trồng hơn 2.000 loại rau, thảo mộc và cây trồng khác nhau. Các loại cây trồng sẽ trở thành món ăn tươi ngon, sạch và cực an toàn trong các nhà hàng tại sân bay này để phục vụ thực khách.


Khách Mỹ đi quốc tế thông qua sân bay JFK chiếm 17% tổng số khách Mỹ đi nước ngoài năm 2004, cao nhất trong tất cả các sân bay Hoa Kỳ. Năm 2000, JFK phục vụ khoảng 50.000 hành khách quốc tế mỗi ngày. Tuyến JFK-Sân bay London Heathrow là cặp sân bay quốc tế Mỹ hàng đầu với hơn 2,9 triệu khách năm 2000. Các điểm đến quốc tế hàng đầu khác từ JFK là Paris, Frankfurt, và Tokyo. Gần 100 hãng hàng không từ 50 quốc gia đang hoạt động bay thường xuyên từ JFK. Dù sân bay JFK nổi tiếng là sân bay trung tâm quốc tế hàng đầu của Thành phố New York và Hoa Kỳ, sân bay này cũng phục vụ các tuyến nội địa, phần lớn đến Bờ biển phía Tây Hoa Kỳ. Năm 2005, sân bay này đã phục vụ 41 triệu khách; Sân bay Newark Liberty phục vụ khoảng 33 triệu khách và Sân bay LaGuardia phục vụ khoảng 26 triệu khách, tổng cộng khoảng 100 triệu khách sử dụng các sân bay của Thành phố New York, khiến cho số khách sử dụng các sân bay Thành phố New York vượt qua số đó của Chicago, là thành phố có số khách sử dụng sân bay lớn nhất Hoa Kỳ.

Sân bay quốc tế JFK, New York, Mỹ
Sân bay quốc tế JFK, New York, Mỹ
Sân bay quốc tế JFK, New York, Mỹ
Sân bay quốc tế JFK, New York, Mỹ

2

Sân bay quốc tế Changi, Singapore

Sân bay quốc tế Changi được thiết kế bởi SAA (Aviation Academy Singapore) - cơ quan quản lý và cung cấp các tiêu chuẩn dịch vụ hàng không của Singapore. Để tận dụng nguồn nước mưa tự nhiên sẵn có sân bay quốc tế Changi đã trang bị một hệ thống hứng nước mưa và xử lý để sử dụng lâu dài thay vì để chúng chảy vào cống thoát nước. Trên mái của sân bay này cũng được trang bị nhiều đường ống dẫn nước để đưa nước tới một bể chứa nằm sâu dưới lòng đất. Các nhà thiết kế còn sáng tạo xây dựng hẳn một khu vườn bướm độc đáo để giúp hành khách có dịp trải nghiệm chuyến tham quan miễn phí Singapore ngay tại sân bay này. Sân bay quốc tế Changi luôn nằm trong top các sân bay tốt nhất trên thế giới. Nơi đây được mệnh danh là thiên đường nghỉ chân của hành khách với sự bố trí nhiều khu chơi game miễn phí, chỗ tắm tiện nghi, có cả phòng chiếu phim và một hồ bơi rộng lớn. Phía bên ngoài sân bay là một khu vườn xương rồng cùng với nhiều không gian xanh khác tạo nên cảm giác thoải mái cho hành khách sau những chặng bay dài đằng đẵng.


Sân bay Changi có 3 nhà ga (terminal) kết nối bằng hệ thống di chuyển bằng băng chuyền. Một nhà ga thứ 3 (T3) đã được xây dựng và đã hoàn thành vào năm 2007. Công suất của sân bay này (tính đến 2009) là 73 triệu khách/năm. Changi có thế đón máy bay khổng lồ Airbus A380 mà hãng Singapore Airlines đưa vào sử dụng tháng 10/2007. Đến tháng 10/2017, nhà ga T4 đã hoàn thành và là nhà ga hiện đại nhất sân bay. Hiện tại, Chính phủ Singapore đang xây dựng thêm nhà ga T5 cho sân bay Changi. Bên cạnh nhiều cửa hàng miễn thuế và các hàng ăn, sân bay Changi còn có sáu khu vườn mở. Khách của sân bay có thể vào thăm các khu vườn này và mỗi vườn có một nhóm thực vật khác nhau: Xương rồng, tre, heliconia, hướng dương, dương xỉ và phong lan. Có nhiều trung tâm thương mại nằm xung quanh sân bay Changi. Khu vực quá cảnh quốc tế của các nhà ga số 1 và số 2 có cung cấp dịch vụ internet và các trò chơi, các khu giải trí, có các phòng cầu nguyện, phòng tắm, các thẩm mỹ viện, phòng tập thể dục thể thao, bể bơi và cả một khách sạn nữa. Có nhiều khu vực để khách ngồi chờ và một vài trong số đó còn có cả khu vui chơi dành cho trẻ em hoặc có ti vi với chương trình thời sự hoặc phim ảnh.

Sân bay quốc tế Changi, Singapore
Sân bay quốc tế Changi, Singapore
Sân bay quốc tế Changi, Singapore
Sân bay quốc tế Changi, Singapore
3

Sân bay quốc tế Incheon, Hàn Quốc

Sân bay Quốc tế Incheon hay có cách gọi đơn giản là Sân bay Incheon là sân bay quốc tế chính của thủ đô Seoul (Hàn Quốc) và là sân bay lớn nhất Hàn Quốc. Đây là một trong những cảng trung chuyển hàng không lớn nhất và nhộn nhịp nhất trên thế giới, là cửa ngõ quan trọng vào Đông Á và cả châu Á. Là sân bay tốt thứ hai thế giới sau sân bay quốc tế Changi, sân bay quốc tế Incheon cho thấy một quy mô tầm cỡ quốc tế với vô số những cửa hàng, nhà hàng cùng nhiều tụ điểm hấp dẫn khác. Sân bay quốc tế Incheon được thiết kế và xây dựng như một thành phố thu nhỏ với đầy đủ dịch các dịch vụ cơ bản như tắm miễn phí, các dịch vụ y tế, dịch vụ bưu điện, giặt khô, các thẩm mỹ viện, có hai rạp chiếu phim lớn, có sân golf, sân trượt băng cho những người yêu thích thể thao, có cả casino và bảo tàng văn hóa Hàn Quốc cùng 90 cửa hàng miễn thuế đa dạng các mặt hàng từ bình dân đến cao cấp.


Sân bay này bắt đầu hoạt động vào năm 2001 nhằm thay thế cho Sân bay Gimpo - Sân bay mà sau đó trở thành sân bay quốc nội và chỉ còn một vài chặng bay quốc tế ngắn đến Tokyo-Haneda, Thượng Hải-Hồng Kiều và Osaka-Kansai. Sân bay Incheon hiện nay đã trở thành sân bay trung chuyển các chuyến bay, hành khách và hàng hóa chính cho cả khu vực Đông Á, Sân bay này cũng là sân bay nhộn nhịp thứ 8 ở châu Á và thứ 15 trên thế giới về mặt vận tải hàng hóa và là sân bay nhộn nhịp thứ 11 trên thế giới về mặt vận tải hành khách vào năm 2006. Sân bay Incheon hiện tại có 1 sân golf, các dịch vụ spa, các phòng nghỉ cá nhân, khách sạn, sòng bạc, các khu vườn trong nhà ga, các khu mua sắm, giải trí, các khu ăn uống rộng lớn và 1 Bảo tàng văn hóa Hàn Quốc.

Sân bay quốc tế Incheon, Hàn Quốc
Sân bay quốc tế Incheon, Hàn Quốc
Sân bay quốc tế Incheon, Hàn Quốc
Sân bay quốc tế Incheon, Hàn Quốc
4

Sân bay quốc tế Helsinki, Vantaa, Phần Lan

Sân bay Helsinki là điểm trung chuyển ngắn nhất giữa hai châu lục Châu Âu và Châu Á. Đặt chân đến nơi đây, du khách có thể tham gia vào các lớp học yoga, hòa mình vào các phòng tắm hơi, phòng massage, sử dụng hệ thống Wi-Fi miễn phí, có đầy đủ các trạm sạc không dây cho thiết bị công nghệ, ngoài ra sân bay này còn có một phòng trưng bày nghệ thuật miễn phí và cung cấp những chiếc giường ngủ cơ động đặc biệt đầu tiên ở Châu Âu. Một chương trình Hackathon sân bay đầu tiên trên thế giới đã được tổ chức tại sân bay quốc tế Helsinki do hai nhà thiết kế nổi tiếng là Dag Englund và Vera Rosendahl (đảm nhiệm thiết kế chính trong quá trình xây dựng sân bay Helsinki) tổ chức. Cuộc thi đã thu hút hơn 100 nhà phát triển tham gia trong vòng 48 tiếng nhằm tìm kiếm các ý tưởng mang tính đột phá về kỹ thuật số để thay đổi diện mạo các sân bay giúp chúng trở thành thỏi nam châm hút khách du lịch của quốc gia. Cuối cùng, Codercoded trở thành đội chiến thắng và phát triển một ứng dụng mới trên máy bay nhằm giúp hành khách giảm mức độ lo lắng trong quá trình di chuyển.


Các nhà ga quốc tế và nội địa cách nhau 250 m và được nối với nhau bằng đường kết nối nội bộ cho người đi bộ bằng airside và landside. Tuy nhiên, phần airside của nhà ga không nằm dưới mái che và không gian đó không được chia ra tuyến nội địa và quốc tế mà chia thành khu vực Schengen và không phải Schengen. Khu vực Aviapolis cho các doanh nghiệp quốc tế dự kiến sẽ được xây dựng trong khu vực sân bay Helsinki-Vantaa. Một liên kết đào tạo, Kehärata, để Helsinki trung tâm được quy hoạch. Helsinki-Vantaa là trung tâm hoạt động của hãng Finnair, hãng hàng không quốc gia Phần Lan. Đây cũng là trung tâm của Blue1, một nhánh khu vực Phần Lan của SAS. Khu vực Aviapolis cho các doanh nghiệp quốc tế dự kiến sẽ được xây dựng trong khu vực sân bay Helsinki-Vantaa. Một tuyến tàu nối với trung tâm Helsinki đã được quy hoạch. Helsinki-Vantaa được bầu chọn là sân bay tốt nhất thế giới theo điều tra theo chủ đề của IATA năm 1999. Năm 2006 Điều tra mức độ thỏa mãn của hành khách hàng không đã xếp sân bay Helsinki-Vantaa là một trong các sân bay tốt nhất khắp thế giới và theo tỷ lệ chậm trễ do Hiệp hội các hãng hàng không châu Âu tính, Helsinki-Vantaa là sân bay đúng giờ nhất ở châu Âu. Cơ quan quản lý sân bay này là Finavia.

Sân bay quốc tế Helsinki, Vantaa, Phần Lan
Sân bay quốc tế Helsinki, Vantaa, Phần Lan
Sân bay quốc tế Helsinki, Vantaa, Phần Lan
Sân bay quốc tế Helsinki, Vantaa, Phần Lan
5

Sân bay quốc tế San Francisco, bang California, Mỹ

Sân bay quốc tế San Francisco là tên một sân bay phục vụ thành phố San Francisco, California (Hoa Kỳ). Sân bay cách San Francisco 21 km về phía nam, gần các thành phố Millbrae và San Bruno ở một vùng thuộc quận San Mateo chưa hợp nhất. Sân bay này có các chuyến bay đến khắp châu Mỹ và là một cửa ngõ chính đến châu Âu, châu Á và châu Đại Dương. Trong sân bay quốc tế San Francisco, nhà ga T2 là nơi được hành khách yêu thích nhất khi đặt chân đến đây vì có mọi nhà hàng ăn uống với nguồn thức ăn phong phú tươi ngon lấy từ vùng Vịnh. Đồ ăn dư thừa được đem tái chế theo một quy trình khoa học và chuyên nghiệp nhất. Điểm đặc biệt trong nhà ga T2 là được xây dựng một phòng tập yoga rộng lớn và một phòng trưng bày nghệ thuật độc đáo. Khi du khách đặt chân tới với nhà ga này, họ như đi lạc vào trong một rừng các bức tranh nghệ thuật tinh xảo, được điêu khắc và khảm tỉ mỉ.


Sân bay quốc tế San Francisco là sân bay lớn nhất trong khu vực vịnh San Francisco. Sân bay có 4 đường cất hạ cánh. Năm 2007, sân bay này phục vụ 35.793.117 khách, xếp hạng thứ 23 trong các sân bay bận rộn nhất thế giới. Đây là trung tâm của hãng United Airlines và hãng Virgin America. Sân bay này có các kết nối bên ngoài bằng một tuyến đường cao tốc, xa lộ 101 và hệ thống tàu điện tốc hành BART (Bay Area Rapid Transit) có nhà ga nối vào một trong các nhà ga hành khách của sân bay. Giao cắt giữa đường 380 và xa lộ 101 phía bắc sân bay cũng giúp kết nối sân bay này với hệ thống đường bộ của khu vực. Sân bay quốc tế San Francisco có nhiều tiện nghi cho hành khách, bao gồm các nhà hàng, khu mua sắm, kho chứa hành lý, phòng tắm gương sen công cộng, phòng khám đa khoa, trợ giúp cho khách lạc đường và có các nhân viên quân sự. Sân bay có Viện bảo tàng Hàng không Louis A. Turpen, Thư viện Hàng không Ủy ban sân bay San Francisco và có các khu triển lãm nghệ thuật cố định và tạm thời ở nhiều nơi trong các nhà ga. T-Mobile cung cấp dịch vụ truy cập Internet Wi-Fi miễn phí ở các nhà ga.

Sân bay quốc tế San Francisco, bang California, Mỹ
Sân bay quốc tế San Francisco, bang California, Mỹ
Sân bay quốc tế San Francisco, bang California, Mỹ
Sân bay quốc tế San Francisco, bang California, Mỹ
6

Sân bay quốc tế Munich, Đức

Sân bay quốc tế München hay Sân bay Munich là một sân bay nằm cách München, Đức 28 km (17 dặm) về phía đông bắc đông bắc và là một trung tâm hoạt động của hãng Lufthansa và các hãng hàng không thuộc Liên minh Star Alliance. Sân bay nằm ở vùng Erdinger Moos bên cạnh thành phố Freising. Sân bay được đặt tên để tưởng nhớ nhà chính trị Franz Josef Strauß. Sân bay Munich do kiến trúc sư nổi tiếng Helmut Jahn chịu trách nhiệm trong việc thiết kế. Khu vực trung tâm sân bay Munich có mái vòm được thiết kế đặc biệt với khả năng có thể biến đổi theo mùa. Một điều độc đáo là hành khách khi đến trung tâm này có thể được trải nghiệm việc lướt trên những con sóng nhân tạo trong mùa hè, uống rượu bia đậm chất Đức vào tháng Mười và mua sắm thả ga trong các cửa hàng Giáng Sinh khi tháng Mười Hai đến. Quanh năm sân bay này diễn ra nhiều sự kiện quan trọng. Một số địa điểm hấp dẫn nhất phải kể đến các bữa tiệc buffet cuối tuần dành cho gia đình, những triển lãm nghệ thuật và hành khách còn được thử nghiệm cảm giác khác lạ trên những chuyến bay giả lập.


Sân bay này bắt đầu hoạt động năm 1992, thay thế sân bay quốc tế cũ ở München-Riem. Khi bắt đầu xây dựng nó vào năm 1980, một ngôi làng có tên là Franzheim đã phải bị phá hủy, 500 dân của làng này được tái định cư ở những nơi khác trong khu vực. Do cơ sở nhà của hãng Lufthansa ở Sân bay Frankfurt quá tải về lưu lượng hàng không và có công suất phục vụ hạn chế, các thành phố có lưu lượng khách đi lại bằng đường hàng không đã được phục vụ thông qua sân bay München Franz Josef Strauss cũng như Frankfurt International. Sân bay này được đặt tên theo Franz Josef Strauß, người có một vai trò quan trọng trong chính trị Đức. Strauß đã làm thủ hiến bang Bayern (Sân bay München nằm ở bang này). Dưới thời ông cầm quyền, sân bay này đã được quy hoạch. Bản thân Strauß là một phi công, ông là người đặc biệt quan tâm ngành hàng không và hạ tầng cơ sở. Từ sân bay này có thể đến trung tâm thành phố München bằng tuyến tàu điện S1 và S8 S-Bahn München mất khoảng 45 phút và tốn 8,8 EUR một chiều đi. Đi taxi thì tống khoảng 50 EUR và có thể bị nạn kẹt xe. Đang có kế hoạch xây đường tàu điện đệm từ (Transrapid) nối sân bay này với trung tâm thành phố.

Sân bay quốc tế Munich, Đức
Sân bay quốc tế Munich, Đức
Sân bay quốc tế Munich, Đức
Sân bay quốc tế Munich, Đức
7

Sân bay quốc tế Carrasco, Montevideo, Uruguay

Sân bay quốc tế Carrasco là sân bay lớn nhất ở Uruguay. Sân bay này nằm ở phía bắc của Ciudad de la Costa ở Canelones, gần (phía đông) thủ đô Montevideo. Ciudad de la Costa. Sân bay này phục vụ hơn 1,5 triệu lượt khách mỗi năm và dự tính đạt 2,8 triệu lượt khách năm 2010. Năm 2003, chính phủ Uruguay đã chuyển quyền quản lý, vận hành và bảo dưỡng sân bay này cho một tập đoàn đầu tư tư nhân. Hiện sân bay này đang thu phí nâng cấp sân bay. Sân bay quốc tế Carrasco Uruguay thường được biết đến với cái tên sân bay quốc tế Carrasco General Cesareo L. Berisso, là một sân bay tư nhân thuộc sở hữu và điều hành của công ty Puerta del Sur. Công ty này đã được chính phủ Uruguay chỉ định trong năm 2003 cải thiện và vận hành sân bay để nó trở thành trung tâm hàng không chính cho Uruguay - Biến nó thành sân bay lớn nhất trong cả nước và thu lệ phí sân bay trực tiếp. Sân bay này là một trong hai sân bay của Uruguay có các chuyến bay quốc tế quanh năm, nằm ngay phía bắc Ciudad de la Costa thuộc Canelones cách thủ đô Montevideo 11 dặm (18km) về phía đông.


Sân bay này có sự pha trộn về mặt kiến trúc giữa một không gian sinh thái tự nhiên với các hạ tầng hiện đại. Lượng khí thải carbon ở sân bay này thuộc vào hàng ít nhất so với nhiều sân bay quốc tế khác. Khu vực khách đến là một gác lửng bao quanh bằng kính giúp hành khách định hướng tòan bộ không gian nhà ga trước khi đi xuống khu hành l‎í và các khu dịch vụ khác. Ngoài ra tầng hai của tòa nhà còn có một nhà hàng cùng một sân ngắm cảnh với khung cảnh tuyệt vời, đường băng và sảnh chính của nhà ga. Hiện nay, dự án lắp đặt hơn 40.000 m2 tấm năng lượng mặt trời cùng với các tuabin gió để cung cấp năng lượng vận hành cho cả sân bay đang được triển khai thực hiện. Ngày 3 tháng 2 năm 2007, một nhà ga mới trị giá 134 triệu USD được khởi công xây song song với đường băng 06/24. Nhà ga này theo thiết kế của kiến trúc sư Uruguay Rafael Viñoly, sẽ có khu đỗ xe có sức chứa 1200 xe và dự kiến khai trương năm 2009. Một nhà ga hàng hóa trị giá 7 triệu USD cũng đang được xây. Đường băng 06/24 đã được nâng cấp kéo dài lên 3200 m.

Sân bay quốc tế Carrasco, Montevideo, Uruguay
Sân bay quốc tế Carrasco, Montevideo, Uruguay
Sân bay quốc tế Carrasco, Montevideo, Uruguay
Sân bay quốc tế Carrasco, Montevideo, Uruguay
8

Sân bay quốc tế Kuala Lumpur, Selangor, Malaysia

Sân bay quốc tế Kuala Lumpur là sân bay lớn nhất Malaysia và là một trong những sân bay nhộn nhịp nhất châu Á. Sân bay được xây dựng với kinh phí lên đến 3,5 tỷ USD và được khánh thành ngày 27/6/1998. Kiến trúc sư người Nhật Bản là Kisho Kurokawa thiết kế sân bay này. Sân bay cách thủ đô Kuala Lumpur 50 km. Năm 2009, sân bay này đã phục vụ 29,6 triệu hành khách (thấp hơn mức dự kiến là 35 triệu khách). Sân bay này có tháp kiểm soát không lưu cao 130 m, cao thứ 2 trong các tháp không lưu (chỉ đứng sau tháp tại Sân bay quốc tế Suvarnabhumi Bangkok) có 2 đường băng rộng 60 m dài hơn 4.000 m, có thể phục vụ 120 chuyến/giờ. Theo quy hoạch sân bay này sẽ có 4 đường băng. Không gian sân bay quốc tế Kuala Lumpur là sự hòa hợp giữa thiên nhiên và nghệ thuật kiến trúc một cách tinh tế. Mái vòm sân bay được làm bởi những tấm lợp cong rất dễ tháo dỡ và điều chỉnh nếu có dự án mở rộng sân bay.


Điều tuyệt vời nhất là ở sân bay này nằm giữa ở khu rừng nhiệt đới rậm rạp, theo tính toán thì sân bay được bao phủ bởi gần 10.000 ha rừng. Khắp mọi nơi trong sân bay quốc tế Kuala Lumpur, từ mái, trần đến tiền sảnh sân bay đều được chú ý thiết kế rất công phu và được lấy cảm hứng từ kiến trúc các đền thờ Hồi Giáo và chất liệu văn hóa truyền thống Malaysia. Sân bay này là trung tâm của Malaysia Airlines và một nhà ga cuối của tuyến Kuala Lumpur-Singapore do hai hãng Malaysia Airlines và Singapore Airlines. Sân bay quốc tế Kuala Lumpur là một trong những sân bay quốc tế Malaysia. Tại Kuala Lumpur mới khánh thành thêm 1 sân bay quốc tế giá rẻ mang mã số KLIA 2 đứng trong top những sân bay giá rẻ lớn nhất thế giới. Tại đây du khách sẽ được phục vụ rất nhiều tiện ích kể cả chỗ nghỉ qua đêm an toàn và ấm áp. Với những tiện ích như vậy kết hợp với việc du lịch tại Malaysia đang trở nên phổ biến, chắc chắn sẽ có ngày càng nhiều hơn du khách biết tới sân bay quốc tế Kuala Lumpur.

Sân bay quốc tế Kuala Lumpur, Selangor, Malaysia
Sân bay quốc tế Kuala Lumpur, Selangor, Malaysia
Sân bay quốc tế Kuala Lumpur, Selangor, Malaysia
Sân bay quốc tế Kuala Lumpur, Selangor, Malaysia
9

Sân bay quốc tế Dubai, Các tiểu Vương quốc Ả Rập thống nhất

Sân bay quốc tế Dubai là sân bay quốc tế phục vụ Dubai, Các Tiểu Vương quốc Ả Rập Thống nhất, là sân bay chính của Dubai và là sân bay bận rộn nhất thế giới theo lưu lượng hành khách quốc tế. Đây là trung tâm hoạt động của Emirates, là sân bay bận rộn thứ ba trên thế giới, sân bay chở hàng đông thứ sáu trên thế giới, sân bay bận rộn nhất cho các chuyến bay Airbus A380 và Boeing 777 và cũng là sân bay bận rộn nhất trên thế giới hoạt động chỉ với hai đường băng. Năm 2007, sân bay này phục vụ 34.348.110 khách, xếp hạng thứ 27 thế giới về các sân bay bận rộn nhất thế giới. Đến thời điểm tháng 7 năm 2010, có hơn 6000 lượt chuyến mỗi tuần vận hành bởi 130 hãng hàng không đến hơn 215 điểm khắp các châu lục trừ châu Nam Cực. Trong năm 2017, DXB đã xử lý 88 triệu hành khách, 2,65 triệu tấn hàng hóa và 409.493 lượt máy bay. Sân bay này sẽ cạnh tranh với Sân bay quốc tế Al Maktoum rộ40 140 km² sắp được xây ở quốc gia này. Năm 2011, sân bay này phục vụ 50,98 triệu lượt khách, năm 2014 là 70,4 triệu lượt khách. Vào năm 2017, DXB phục vụ cho 88 triệu hành khách, 2,65 triệu tấn hàng hóa và 409.493 lượt cất hạ cánh.


Sân bay quốc tế Dubai nằm ở quận Al Garhoud 4,6 km về phía đông Dubai và trải rộng trên diện tích 1.200 ha. Nhà ga số 3 là tòa nhà lớn thứ hai trên thế giới bởi không gian sàn và nhà ga sân bay lớn nhất thế giới. Sân bay được điều hành bởi Công ty Sân bay Dubai và là cơ sở chính của các hãng hàng không quốc tế của Dubai, Emirates và flydubai. Trung tâm Emirates là trung tâm hàng không lớn nhất ở Trung Đông, Emirates chiếm 51% tổng lượng hành khách và chiếm khoảng 42% tổng số máy bay tại sân bay. Sân bay Dubai cũng là cơ sở cho flydubai vận chuyển chi phí thấp, xử lý 13% lưu lượng hành khách và 25% chuyến bay tại DXB. Sân bay có tổng công suất 90 triệu hành khách mỗi năm. Tính đến tháng 1 năm 2016, có hơn 7.700 chuyến bay hàng tuần do 140 hãng hàng không khai thác đến hơn 270 điểm đến trên tất cả các lục địa trừ châu Nam Cực. Rất ít các sân bay trên thế giới có thể được coi như một kỳ quan nhưng sân bay quốc tế Dubai là một công trình như thế. Sân bay này do công ty kiến trúc nổi tiếng Dar Al Handasah chịu trách nhiệm thiết kế và xây dựng gồm một phòng cầu nguyện, khu vui chơi riêng dành cho trẻ em, một trung tâm y tế và hệ thống phòng tập thể dục cùng hồ bơi rộng lớn. Ngay khi đi đặt chân vào nhà ga, hành khách có thể chiêm ngưỡng những cây cọ khổng lồ và lối đi đầy sắc màu.

Sân bay quốc tế Dubai, Các tiểu Vương quốc Ả Rập thống nhất
Sân bay quốc tế Dubai, Các tiểu Vương quốc Ả Rập thống nhất
Sân bay quốc tế Dubai, Các tiểu Vương quốc Ả Rập thống nhất
Sân bay quốc tế Dubai, Các tiểu Vương quốc Ả Rập thống nhất
10

Sân bay quốc tế Heathrow, London, Anh

Với tuổi đời và kiến trúc ấn tượng, sân bay quốc tế Heathrow từ lâu đã trở thành công trình biểu tượng của thành phố London. Đón tiếp khoảng 79 triệu hành khách mỗi năm đây là một trong các sân bay nhộn nhịp nhất thế giới. Điểm độc đáo của sân bay này là một nhân viên có thể phục vụ cho nhiều hãng hàng không cùng lúc. Sân bay London Heathrow được gọi là Heathrow, là sân bay quốc tế tại thủ đô Luân Đôn, là sân bay nhộn nhịp thứ 3 thế giới năm 2005, xếp sau Sân bay Quốc tế Hartsfield-Jackson Atlanta và Sân bay Chicago O'Hare. Heathrow, tuy nhiên, phục vụ nhiều khách quốc tế hơn bất kỳ sân bay nào khác. Heathrow là sân bay nhộn nhịp nhất Vương quốc Anh, lớn nhất châu Âu. Sân bay tọa lạc cách Charing Cross 24 km về phía Đông Trung tâm Luân Đôn. Sân bay có 2 đường băng chính song song chạy theo hướng đông-tây và 5 nhà ga hành khách. Nhà ga số 5 mới được xây dựng và đang có kế hoạch xây lại và phát triển thêm các nhà ga khác.


Năm 2015, sân bay này phục vụ 67,7 triệu khách. Đang có kế hoạch xây thêm đường băng thứ 3. Lúc nhà ga số 5 và đường băng số 3 hoàn thành, sân bay này sẽ có công suất thiết kế 115 triệu khách/năm. Khi xếp theo lưu lượng hành khách, Heathrow là sân bay bận rộn thứ ba thế giới, sau sân bay quốc tế Hartsfield-Jackson Atlanta và sân bay quốc tế Thủ đô Bắc Kinh, thời điểm tháng 9 năm 2014. Từ năm 2000-2013 nó đã ở vị trí thứ ba với trong 10 trên 14 năm, với một vị trí trung bình 3.14. Trong năm 2017. Heathrow là sân bay bận rộn nhất ở châu Âu tính theo tổng lưu lượng hành khách, hành khách với hơn 13.9% so với sân bay Paris-Charles de Gaulle và 23.0% so với sân bay Frankfurt.Tuy nhiên, nó đã ở vị trí thứ hai sau Charles de Gaulle trong tổng số lượt chuyến bay trong năm 2011 với sản lượng khai thác ít hơn 5.1% và thấp hơn sân bay Charles de Gaulle. Heathrow là sân bay bận rộn thứ ba châu Âu tính theo lưu thông hàng hóa trong năm 2013. sau sân bay Paris Charles de Gaulle và sân bay Frankfurt.

Sân bay quốc tế Heathrow, London, Anh
Sân bay quốc tế Heathrow, London, Anh
Sân bay quốc tế Heathrow, London, Anh
Sân bay quốc tế Heathrow, London, Anh
Top 10 Sản phẩm đặc trị sẹo tốt nhất hiện nay
Top 27 Địa điểm nhất định phải checkin khi đặt chân đến Sapa
Top 10 Địa chỉ bán gọng kính chất lượng ở TP. Nha Trang, Khánh Hòa

Khách quan đầy đủ chính xác

Là top 3 tiêu chí mà Toplist.vn luôn luôn hướng tới để đem lại những thông tin hữu ích nhất cho cộng đồng