Top 6 Món ăn của người Hoa với công thức đơn giản tại nhà
11-10-2021
0
0
Từ trước đến nay, nền ẩm thực của Trung Quốc đã và đang vang danh khắp nơi trên thế giới. Ẩm thực Trung Quốc là một phần quan trọng của văn hóa Trung Quốc, bao gồm ẩm thực có nguồn gốc từ các khu vực đa dạng của Trung Quốc, cũng như từ người Hoa ở nước ngoài đã định cư ở các nơi khác trên thế giới. Và trong bài viết hôm nay Toplist sẽ giới thiệu đến bạn một số món ăn của người Hoa với công thức đơn giản tại nhà.
123456Mì vằn thắn
Nguyên liệu (cho 4 người ăn):
- Tôm tươi 200gr, tôm khô 50gr, thịt xay 100gr, gan lợn 100gr, xương lợn 1kg
- Mỳ trứng 1 gói lớn, vỏ bánh gối 200gr
- Hành tây 1 củ, củ cải 1 củ, cà rốt 1 củ, trứng gà 2 quả
- Mộc nhĩ, nấm hương, hành lá, rau cải ngọt.
- Muối, hạt nêm, hạt tiêu, 1 củ hành khô.
- Để làm thịt xá xíu: 500gr thịt mông, 2 thìa canh đường mạch nha, 1 thìa mật ong, 2 thìa xì dầu, 1,5 thìa dầu hào, ½ thìa cà phê ngũ vị hương, 3 tép tỏi băm nhuyễn, ½ thìa cà phê hạt tiêu.
Cách làm mỳ vằn thắn ngon:
- Bước 1: Làm thịt xá xíu: Rửa thịt sạch, thấm khô, cắt thành 2 – 3 miếng. Cho các nguyên liệu vào nồi (không cho thịt), đến khi thành hỗn hợp đặc, dính thì để nguội. Ướp thịt với hỗn hợp vừa làm, để vài tiếng cho thịt ngấm gia vị. Bật lò nướng, nướng thịt ở nhiệt độ 220 độ C đến khi thịt chín. Thái thịt thật mỏng.
- Bước 2: Ninh nước dùng: Đun sôi nước, chần xương, vớt bớt bọt đen, rồi rửa xương cho sạch. Hành tây gọt vỏ, thái nhỏ. Củ cải, cà rốt gọt vỏ, thái miếng. Rửa tôm khô cho sạch. Ninh xương với cà rốt, củ cải, hành tây, tôm khô khoảng 2 tiếng. Có thể ninh bằng nồi cơm điện cho tiện, khi thấy bọt đen nổi lên thì vớt hết đi. Nêm thêm muối, hạt nêm cho nước đậm đà.
- Bước 3: Làm vằn thắn: Ngâm nấm hương, mộc nhĩ, rồi thái nhỏ. Hành khô băm nhỏ. Tôm tươi bóc vỏ, thái hạt lựu. Trộn thịt xay, nấm hương, mộc nhĩ, tôm, hành khô với nhau. Cho nhân vào giữa vỏ bánh, rồi túm tròn lại để làm vằn thắn luộc, gập thành hình tam giác để làm vằn thắn chiên. Luộc vằn thắn: Cho vằn thắn vào nồi nước dùng, khi thấy miếng vằn thắn nổi lên là chín thì vớt ra. Với vằn thắn chiên, cho dầu vào chảo sâu lòng, cho từng miếng vằn thắn vào chiên. Thấy lớp vỏ vàng giòn thì vớt ra.
- Bước 4: Làm nhân cho bát mỳ: Luộc chín trứng gà, bóc vỏ, cắt làm đôi, hoặc làm 4. Gan rửa sạch, luộc chín, thái thật mỏng. Tôm tươi hấp chín, bóc vỏ. Rau cải ngọt cần chần nước sôi cho chín. Mỳ trứng đem chần qua nước sôi để loại bớt dầu thừa, luộc mỳ cho chín tới, vớt mỳ ra dội qua nước lạnh để mỳ không bị nát và dính vào nhau. Hành lá rửa sạch, thái khúc hoặc thái nhỏ tùy ý.
- Bước 5: Trang trí bát mỳ: Cho chút mỳ, rau cải ngọt, vài miếng vằn thắn luộc và chiên, 2 con tôm, 1 miếng trứng, vài miếng gan, hành lá vào bát. Chan thêm nước dùng rồi thưởng thức. Chúc các bạn ngon miệng và thành công với cách làm mỳ vằn thắn nhé!
Sủi cảo
Nguyên liệu:
- Thịt xay: 200g
- Tôm nõn bóc vỏ: 100g
- Cải thảo: ¼ cây
- Nấm hương: 200g
- Vỏ sủi cảo: 50 chiếc
- Hành lá
- Hạt nêm
- Tiêu
- Dầu mè
- Xì dầu
Cách làm:
- Bước 1: Tôm nõn bóc vỏ, bằm vừa phải.
- Bước 2: Cải thảo rửa sạch thái sợi nhỏ để ráo nước
- Bước 3: Nấm hương ngâm nước ấm khoảng 10 phút đợi nấm nở hết đem cắt bỏ chân, rửa sạch và băm nhỏ. Hành lá rửa sạch thái nhỏ.
- Bước 4: Cho thịt xay, tôm, nấm, cải thảo, hành lá vào trong một cái bát to, sau đó cho bột nêm, hạt tiêu và một chút dầu trộn đều.
- Bước 5: Đợi gia vị ngấm khoảng 5-10 phút, tiến hành gói sủi cảo. Đầu tiên cho nhân vào giữa vỏ bánh, gấp mép vỏ theo hình tam giác cân, sau đó túm nhẹ 2 góc của tam giác lại. Tiếp tục làm như vậy cho tới khi hết vỏ sùi cảo.
- Bước 6: Luộc sủi cảo: Đun một nồi nước to, cho một chút dầu ăn vào đợi khi nước sôi các bạn thả sủi cảo vào. Đợi khi sủi cảo nổi nên khoảng 1 phút thì các bạn vớt ra cho vào bát nước lạnh khoảng 5 – 10 giây rồi vớt ra đĩa. Nước chấm sủi cảo, có thể sử dụng tương ớt hoặc xì dầu để chấm sủi cảo.
Xôi bát cửu
Nguyên liệu:
- 1,5kg gạo nếp
- 1 con gà ta tươi ngon
- 250gr thịt xá xíu
- 150gr tôm
- 150gr hạt điều
- 250gr củ năng
- 20gr nấm đông cô
- 150gr lạp xưởng
- 2 quả trứng gà
- 60gr hành đỏ
- 1 củ tỏi
- Gia vị: Dầu ăn, ngò
Cách làm:
- Bước 1: Sơ chế nguyên liệu nấu xôi bát bửu:
- Gà ta làm sạch, rửa với nước muối để khử mùi rồi để ráo. Tách phần xương gà và phần thịt gà ra riêng. Phần xương gà cho vào nồi nước, bắc lên bếp hầm lấy nước dùng.
- Cho thịt gà vào bát ướp với hành tỏi băm, trộn đều để khoảng 20 phút cho thịt ngấm gia vị.
- Đun nóng chảo rồi trút thịt gà vào xào săn lại. Đổ nước dùng vào hầm thịt ra cho mềm, với ra thái nhỏ.
- Tôm khô ngâm nước ấm cho mềm, rửa sạch và vớt ra rổ để ráo nước. Lạp xưởng, thịt xá xíu thái lát mỏng vừa ăn. Hạt điều tách đôi, gạn bỏ cát, cho vào chảo dầu nóng rang vàng.
- Củ năng gọt vỏ, rửa sạch rồi thái nhỏ. Nấm đông cô ngâm nước, cạo rửa sạch, thái nhỏ hoặc xắt lát mỏng.
- Bước 2: Nấu xôi:
- Gạo nếp vo sạch với nước, để ráo. Nấu nước dùng sôi trở lại, cho gạo vào nấu chín mềm. Chú ý: muốn gạo nở mềm ngon nên ngâm gạo qua đêm hoặc ít nhất 8 tiếng.
- Bước 3: Chế biến xôi bát bửu:
- Tiếp tục thực hiện cách nấu xôi bát bửu siêu ngon, cực hấp dẫn:
- Đặt chảo lên bếp, thêm dầu vào đun nóng, đổ hành tỏi vào phi thơm, sau đó tiếp tục cho lạp xưởng vào xào chín, rồi cho củ năng và nấm vào đảo cùng. Tiếp đến cho thịt gà, thịt xá xíu, tôm khô vào, đảo đều, thêm hạt tiêu, bột ngọt, xì dầu vào đảo đều tay, nêm nếm lại gia vị vừa ăn. Vậy là ta có phần nhân thịt nấm để làm xôi bát bửu kiểu người Hoa.
- Bước 4: Trộn nhân vào xôi: Khi xôi chín, trộn lẫn phần thịt nấm ở bước trên vào xôi cho đều. Cho xôi vào 2 khuôn ép chặt, dùng thìa thoa dầu chà láng mặt. Đặt hạt điều lên mặt xôi, trang trí thêm nấm tỉa răng cưa, thịt xá xíu, lạp xưởng cắt khoanh lên mặt.
- Bước 5: Hoàn thiện cách nấu xôi bát bửu ngon tuyệt:
- Trứng gà đập tách lòng đỏ và lòng trắng để riêng. Đánh nổi lòng trắng và lòng đỏ.
- Dùng cọ phết lòng trắng lên mặt khuôn xôi thứ 1, phết lòng đỏ lên mặt khuôn xôi thứ 2.
- Cho 2 khuôn xôi vào lò nướng đến khi nếp vàng đều là được.
- Cho xôi ra đĩa, trang trí vài cọng ngò lên trên mặt và thưởng thức món xôi bát bửu hấp dẫn.
Mì vịt tiềm
Nguyên liệu:
- Thịt vịt quay 1 kg
- Nước hầm gà 100 ml
- Vỏ cam 10 gram
- Đinh hương 10 gram
- Hoa hồi 10 gram
- Vỏ quế 10 gram
- Nấm đông cô 100 gram
- Cải thìa 100 gram
- Hành lá 2 nhánh
- Mì trứng 100 gram
Cách làm:
- Sơ chế nguyên liệu:
- Cải thìa sau khi mua về, các bạn cắt bỏ rễ, nhặt lá sâu. Ngâm cải trong nước muối pha loãng khoảng 10 phút. Sau đó rửa thật sạch. Cắt cải làm đôi.
- Nấm hương bạn có thể mua loại tươi hoặc phơi khô. Đối với nấm hương khô, bạn cần ngâm trước khoảng 30 phút để nấm nở mềm. Sau đó bạn cắt cuống, và để nấm ráo nước.
- Trụng mì và rau
- Đun sôi nước với nửa muỗng cà phê muối, cho rau cải thìa vào trụng sơ qua.
- Bắc một nồi nước sôi, để mì không dính vào nhau, thì cứ 4 lít nước thì bạn cho nửa ký mì nhé.
- Khi nước thật sôi, cho mì vào và trụng trong khoảng 2 - 3 phút tùy theo loại mì (xem kỹ hướng dẫn trên bao bì tùy theo loại mì).
- Nấu nước dùng:
- Bắc nồi lên bếp, cho vào nồi 150ml nước lọc. Cho tiếp vỏ cam, vỏ quế, hoa hồi, đinh hương vào nồi nấu ở lửa vừa đến khi sôi.Khi nước ninh quế hồi đã sôi, các bạn cho tiếp vào nồi 100ml nước hầm gà (nếu không chuẩn bị được nước hầm gà, bạn có thể thay thế bằng nước dừa tươi). Nêm tiếp vào nồi 3 muỗng canh nước tương, 3 muỗng canh dầu hào, 2 muỗng đường, 2 muỗng hạt nêm. Khuấy đều.
- Cho vịt và nấm hương vào nồi hầm ở lửa vừa trong 20 phút nữa là hoàn thành.Hoàn thànhCho mì đã trụng chín, rau cải thìa vào tô, rồi chang nước dùng lên trên, để tô mì vịt tiềm thêm hấp dẫn, bạn hãy cho thêm vào chút tiêu xay và hành lá cắt nhỏ nhé!
- Thành phẩm: Mì vịt tiềm hấp dẫn, nước dùng đầm đà, thơm nức mùi thảo mộc, miếng vịt ngọt mềm đầy dinh dưỡng, thêm chút ớt sa tế và tương ớt ăn kèm là tuyệt cú mèo đấy!
Hột gà trà
Nguyên liệu:
- 500 gr hạt sen tươi (tốt nhất là loại hạt sen Huế)
- 5 trứng gà ta
- 300 gr đường phèn vàng
- 1/3 muỗng muối
Cách làm:
- Sơ chế nguyên liệu: Hạt sen mua về rửa sạch nhặt bỏ tim sen còn sót lại nếu ko khi ăn sẽ bị nhẫn. Tuy nhiên, tim sen là món ăn có vị thuốc giúp an thần ngủ ngon, nếu bạn thích ăn tim sen thì không cần phải lấy chúng ra. Cho sen vào nồi cho 1 lít nước lạnh vào cho 1/2 muỗng muối bật bếp đun sôi. Sen sôi hạ nhỏ lửa vớt bọt nấu sen nở mềm. Trứng gà ta lựa trứng còn tươi bắc lên bếp luộc chín lột vỏ.
- Chế biến món chè hột gà hạt sen đường phèn: Cho đường phèn vào đường tan cho trứng gà vào vẫn để lửa riu riu cho hạt sen và trứng gà thấm đường.
- Cho trứng vào nồi luộc với ít muối, 10 phút là chín, vớt ra cho vào thau nước đá lạnh. Trứng nguội, lột vỏ
- Pha 2 túi hồng trà đã chuẩn bị với 2 lít nước.
- Chế biến món chè trứng hồng trà: Cho trứng và đường phèn vào nấu với nước hồng trà đã pha và cả túi lọc, tầm 20 phút thì vớt túi lọc ra. Sau đó hạ lửa nhỏ, đậy nắp lại nấu thêm 2h nữa là dùng được. Món chè trứng hồng trà có thể ăn nóng hoặc lạnh đều ngon
Hủ tiếu cá lóc
Nguyên liệu:
- Hủ tiếu khô 500 g
- Cá lóc 800 g
- Cà rốt 1 củ
- Củ cải trắng 1 củ
- Tôm khô 30 g
- Mỡ heo 100 g
- Tỏi 3 nhánh
- Rau ăn kèm: Giá, hẹ, xà lách, cần,...
- Gia vị: Đường, hạt nêm, muối, nước mắm,...
Cách làm:
- Sơ chế cá lóc: Bạn dễ dàng tìm mua cá lóc ở chợ hay các siêu thị và nhờ người bán hoặc nhân viên làm sạch vảy và vây cá. Sau đó bạn đem rửa cá với nước muối, có thể dùng muối chà xát lên mình cá để cá sạch nhớt. Bạn cũng có thể cắt 1 vài lát chanh chà lên mình cá, cách này cũng có thể làm sạch nhớt cá rất hiệu quả. Chờ cá ráo nước rồi cắt cá thành từng khúc.
- Sơ chế các nguyên liệu khác: Đem mỡ heo đi rửa sạch với nước muối pha loãng rồi để ra rổ cho ráo nước. Sau đó cắt thành từng miếng mỏng nhỏ. Cà rốt và củ cải trắng bạn gọt vỏ rồi cắt thành từng khoanh nhỏ dày khoảng 1 cm để nấu nước dùng. Tỏi bỏ vỏ, đập dập rồi băm nhỏ để làm tóp mỡ. Các loại rau ăn kèm bạn đem rửa với nước muối loãng rồi xả lại với nước lạnh 1 lần nữa, sau đó cho ra rổ để ráo nước. Đem hủ tiếu đi ngâm với nước lạnh khoảng 5 - 10 phút cho hủ tiếu nở ra. Sau đó trụng sơ hủ tiếu qua nước sôi khoảng 3 - 5 phút cho hủ tiếu mềm.
- Mẹo trụng hủ tiếu dai ngon: Đầu tiên bạn nên lấy một lượng hủ tiếu đủ dùng, vì hủ tiếu khô hay được đóng gói thành từng bó lớn. Bạn có thể dùng kéo cắt cho ngắn bớt để dễ dàng sử dụng. Ngâm hủ tiếu với nước lạnh khoảng 5 - 10 phút cho hủ tiếu mềm. Bạn không nên ngâm quá lâu, vì ngâm lâu hủ tiếu sẽ bị mềm và khi luộc sẽ bị nhừ. Sau đó trụng sơ hủ tiếu với nước sôi khoảng 3 - 5 phút rồi vớt ra cho ngay vào 1 thau nước lạnh. Vớt hủ tiếu ra để cho ráo nước và trộn vào 1 ít dầu ăn để hủ tiếu không bị dính khi chế biến.
- Làm tóp mỡ: Bắc chảo lên bếp, cho phần mỡ vừa cắt nhỏ vào và đun nóng. Dùng đũa khuấy đều để mỡ nhanh chảy ra và không bị dính. Đun cho đến khi mỡ chảy ra hết thì cho phần tỏi băm vào, sau đó khuấy đều rồi tắt bếp. Đổ phần tóp mỡ qua 1 cái rây để lọc lấy tóp mỡ cho vào 1 chén riêng, còn phần mỡ thì cho vào hũ đụng thực phẩm để sử dụng dần.
- Nấu nước dùng: Bắc nồi lên bếp và cho vào khoảng 2 lít nước lọc, cho vào đó cà rốt và củ cải trắng cắt nhỏ và tiến hành đun sôi. Nước sôi thì bạn cho vào 1 muỗng cà phê hạt nêm, 1 muỗng cà phê đường và 1 muỗng cà phê nước mắm. Khuấy đều rồi cho phần cá lóc vào, tiếp tục đun sôi. Tiếp tục ninh cá khoảng 30 - 40 phút cho cá mềm và tạo vị ngọt cho nước dùng. Sau đó cho vào 1 muỗng canh mỡ và tép mỡ vào nồi để tạo độ thơm béo cho nước dùng. Cuối cùng là nêm nếm lại gia vị cho vừa ăn, rồi tắt bếp và chan nước dùng vào phần hủ tiếu là hoàn thành.
- Thành phẩm: Hủ tiếu cá lóc với nước dùng thơm ngọt và trong vắt, sợi hủ tiếu được trụng chín khi ăn sẽ có cảm giác sựt sựt chứ không hề bị nhừ. Thịt cá thì thơm và giữ được vị ngọt tự nhiên, ăn cùng với các loại rau sống và nước mắm ớt thì còn gì tuyệt vời hơn.
Top 5 Địa điểm vui chơi Halloween hot nhất Đà Nẵng
Top 10 Món ăn ngon nhất được chế biến từ Socola mà bạn nên biết